Trận chung kết của giải Hearthstone European Grandmasters vừa mới kết thúc với màn ragequit phi thể thao từ game thủ có tên là Zkarya Hailintentionally, có tên trong game là “xBlyzes”. Ở ván đấu cuối cùng trong trận BO5, anh chạm trán đối thủ David “Frenetic” Neila đến từ Tây Ban Nha. Sau đó, xBlyzes đã tự ý ngắt kết nối mạng khi thấy mình hầu như không còn có cơ hội để chiến thắng đối thủ nữa. Vậy câu chuyện là như thế nào, mời bạn cùng với chúng tôi theo dõi qua bài viết bên dưới đây bạn nhé.
Hành động không đẹp từ phía game thủ chuyên nghiệp
Khi đó, tướng của xBlyzes không còn nhiều máu. Trên bàn anh không còn quân bài quái vật nào, mà cũng không thể triệu hồi thêm quân. xBlyzes đã có hành động không đẹp. Trong trường hợp này, người chơi chuyên nghiệp sẽ thường đợi đối thủ kết thúc ván bài. Và họ nhận giải nhì trong êm đẹp. Hay có thể ngay lập tức xin hàng, chứ không ai lại “rút dây mạng” như thế này.
Trên Twitter, xBlyzes vẫn cự cãi, bào chữa cho hành động phi thể thao. Cho rằng mình có quyền tức giận khi thua ván đấu quan trọng nhất đời mình.
Dù xBlyzes vào được tới chung kết. Nhưng đây lại là giải đấu đáng quên với game thủ 20 tuổi tới từ Pháp. Ở vòng ngoài, anh đã bị phạt từ điểm do muộn giờ. Thậm chí còn bị buộc tội bán độ, cố tình thua trước game thủ Zhym. Tuy nhiên, xBlyzes chối bỏ cáo buộc trên. Anh khẳng định mình chưa bao giờ gian lận. Và sẽ không bao giờ làm vậy.
Ở hạng hai, xBlyzes sẽ nhận được 2.000 USD tiền thưởng. Và người đó sẽ được tham dự Mùa hai của giải Grandmasters tổ chức vào tháng Tám tới. Tuy nhiên, chưa rõ Blizzard sẽ xử lý sao trước hành động không đẹp này; hay liệu có tiến hành điều tra cáo buộc gian lận đã nêu trên.
Cuộc chiến chống gian lận trong game vẫn leo thang từng ngày
Có lẽ từ khi con người phát minh ra các trò chơi, hành động gian lận đã tồn tại. Các nhà khảo cổ Na Uy từng phát hiện ra một con xúc xắc 600 năm tuổi không có số 1 và số 2. Họ đặt tên cho công cụ ăn gian này là “viên xúc xắc gian lận”.
Ngày nay, các trò chơi phức tạp hơn như đổ xúc xắc 6 mặt. Đồng thời công cụ gian lận cũng đã siêu việt hơn. Những game online như Liên Minh Huyền Thoại hay Counter-Strike: Global Offensive là mục tiêu béo bở của kẻ gian. Những game dạng này mang tính cạnh tranh cao đến mức game thủ sẵn sàng bán rẻ nhân phẩm để đổi lấy đôi ba tiếng đồng hồ giải trí.
Trong thời đại của game và dịch vụ trực tuyến đã dung hợp thành một, cuộc chiến chống gian lận quan trọng hơn bao giờ hết. Khi các phần mềm hỗ trợ gian lận ảnh hưởng ngày một xấu tới game, các nhà phát triển cũng phải tìm ra những phương cách ngăn chặn mạnh hơn nữa. Nỗ lực của nhà phát triển không chỉ cải thiện trải nghiệm người chơi, mà còn đảm bảo con gà đẻ trứng vàng của nhà phát triển không sớm vô sinh.
Cũng có nhiều lý do đẩy một game thủ lương thiện vào con đường tăm tối. Ví dụ bản chất cạnh tranh của một game khiến họ muốn nếm mùi chiến thắng. Có những trường hợp chỉ gian lận thử cho vui. Mà lại có những trường hợp cố tình gian lận để phá hoại cuộc vui của người khác.