Trong trận đấu lượt về vòng bảng, ngay ngày đầu tiên trong bảng A chúng ta đã có thể chứng kiến sự thất bại thảm hại của FPX với màn thua trắng 4 trận đấu. Thế nên khi qua bảng B, EDG chính là niềm hy vọng của người hâm mộ tuyển Trung Quốc sau khi chứng kiến những màn thi đấu đầy thất vọng của FPX. Thế nhưng dường như EDG vẫn không thể cứu vãn tình trạng “bê bết” phong độ của các đội tuyển từ LPL. Giữa T1 và EDG có “mối thâm thù đại hận” từ rất lâu, lượt đi EDG thắng T1. Thế nhưng ở trận lượt về khi gặp T1, EDG thậm chí lại thi đấu như những tuyển thủ nghiệp dư. Để rồi Faker cầm con bài TF khống chế cục diện toàn bản đồ.
Người ta nói rằng, EDG mất 1000 ngày để có thể phục thù được T1 ở trận lượt đi vòng bảng, thế nhưng T1 chỉ mất 4 ngày để có thể tiếp tục chứng minh rằng T1 vẫn luôn xứng đáng với ngôi vị cao hơn. Trận thi đấu lượt về tại vòng bảng CKTG này giữa T1 và EDG chính là một ví dụ tuyệt vời nhất để chứng minh điều đấy.
Bước vào trận đấu với phong độ cao
Chiến thắng xứng đáng của T1 trước EDG trong trận đấu tâm điểm của CKTG 2021. Rút kinh nghiệm từ “tấm gương” FunPlus Phoenix; bảng B diễn ra trong sự cẩn trọng, dè chừng đến từ cả 4 đội tuyển. Kể cả đối thủ của EDward Gaming và T1 có là DetonatioN FocusMe hay 100 Thieves bị đánh giá yếu hơn thì họ vẫn chơi cực kỳ cẩn trọng. Và thể hiện khả năng macro của đội mình triệt để. Nếu đã gặp đối thủ yếu mà cẩn thận như vậy, thì trong trận đấu tâm điểm EDG – T1; khán giả cũng có thể hình dung sự kỷ luật; cẩn thận của từng tuyển thủ trong mỗi pha xử lý, mỗi quyết định và từng bước di chuyển.
Thế trận cân bằng được 2 đội EDG và T1 lập ra ngay từ đầu. Mỗi bước đi đều tuân thủ chiến thuật nghiêm ngặt. Khiến đến tận phút 11, T1 mới có pha first bood; khai thông bế tắc về mạng hạ gục sau pha gank Flandre của Faker. Nhưng trong khi EDG đánh quá cẩn trọng, bỏ hết 2 Sứ Giả và 2 bùa lợi Rồng. Thì T1 tuy cẩn thận nhưng họ tạo một cảm giác lấn lướt hơn so với đại diện của LPL. Vẫn cẩn thận không kém EDG nhưng Twisted Fate trong tay Faker lại cơ động hơn nhiều. Và lần này, EDG không có Sylas để counter “Quỷ Vương” nữa. T1 đánh nhấp nhả khó chịu, lúc nhanh lúc chậm khiến EDG không thể theo kịp nhịp độ trận đấu.
Faker kiểm soát cả nhịp độ trận đấu
Đặc biệt, Flandre với Jayce vốn là một hạt nhân trong lối chơi 2 Xạ Thủ của EDG lại bị “phế” hoàn toàn. Khi liên tục bị “Ngài F” nhắm tới cho cú Bài Vàng. Bản thân Viper thì chưa đạt ngưỡng sức mạnh. Và 1 mình Scout là không đủ khi Jiejie cũng liên tục bị khai thác. EDG không có lấy một pha chủ động nào. Trong khi mỗi lần T1 vùng lên, đại diện Trung Quốc hoặc là bị quét gần hết hoặc là phải bỏ những mục tiêu quan trọng (trụ, Rồng, Baron).
Với khả năng playmaker của mình cùng những pha Định Mệnh chủ động khắp bản đồ; Faker biến EDG thành những kẻ nghiệp dư. Những anh học việc trong cuộc chơi nặng tính macro. Những cái tên như Oner, Canna đều tỏ ra chủ động hơn rất nhiều so với Jiejie hay Flandre phía bên kia. Giúp T1 luôn giành chiến thắng trong các pha giao tranh. Trong khi đó, EDG chỉ có thể đuổi theo lối chơi của T1 suốt cả trận đấu.
T1 hoàn toàn xứng đáng có được ngôi vị đầu bảng
T1 càng đánh càng hay trong khi EDG bối rối trước một đối thủ mà họ đã đánh bại khá dễ ở lượt đi. Chưa kể, những pha macro sai lầm khiến EDG luôn giao tranh trong thế bị kiềm kẹp chính giữa cả đội hình T1. Ở phút 25, với quá nhiều lợi thế, T1 đẩy mạnh vào phá hủy từng trụ bảo vệ nhà chính của EDG. Và lấy luôn ván đấu. Với chiến thắng này, T1 không chỉ khẳng định họ cũng là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch. Mà bản thân Faker còn cho thấy anh có thể không còn nhiều pha xử lý highlight. Nhưng chưa bao giờ những kỹ năng macro mất đi. Về phần EDG, trận thua này khiến họ phải tiếp tục một trận đấu nữa với chính T1; để xác lập 2 vị trí nhất nhì bảng B.